Đền thờ Lam khê hầu Nguyễn Trọng
HNTĐ
Chú ruột của Nguyễn Du
Đền thờ và mộ Nguyễn Trọng: ở thôn Thuận Mỹ, xã Tiên Điền. Nguyễn Trọng (1709 - 1789), là con thứ 3 của Nguyễn Quỳnh, là chú ruột của Nguyễn Du. Đền quay hướng Nam, tổng diện tích khoảng 998m2 .Trước đây, phần mộ này được táng tại đồng Đùng, thuộc thôn Minh Quang, xã Tiên Điền.
Bia Gia Huấn của lam khê hầu Nguyễn Trọng
Nguyễn Trọng có tên tục là Kỳ, tự Thúc Hữu, sinh năm Canh Dần (1710) là con thứ 3 của Lĩnh Nam công Nguyễn Quỳnh. Đậu cử nhân năm 1732, làm đến chức Thừa chính sự xứ Lạng Sơn, rồi Tham đốc Võ Huân tướng quân thần võ tứ vệ, được ban tước Lam Khê hầu. Năm 1771, ông rời chốn quan trường về nghỉ ở quê, sau đó mở lớp dạy học cho nhân dân trong vùng và làm nghề bốc thuôc bắc cứu người.
Khi còn sống ông thường giúp dân làng tiền gạo, thuốc chữa bệnh, người làng cảm ơn lập sinh từ cho ông để đến ngày sinh nhật, ngày tết người dân về đây thiết lễ. Ông mất vào ngày 3 tháng 6 năm Kỷ Dậu (1789). Sinh từ trở thành nơi thờ tự của ông.
Đền thờ ông còn lưu giữ một số hiện vật độc đáo. Theo truyền ngôn, đó là những hiện vật được ông đặt làm tại Phúc Kiến (Trung Quốc) và chuyển về khi đang làm Thừa chính sự xứ Lạng Sơn.
Nguồn: http://vietlandmarks.com/
CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Tầm vóc Đại thi hào Nguyễn Du
Nguyễn Du đã trở thành một đỉnh cao đột xuất của văn chương Việt. Nói Nguyễn Du, qua Truyện Kiều là nói một chủ nghĩa nhân văn sâu sắc và rộng lớn gắn với một tư duy nghệ thuật vượt tầm thời đại. Truyện Kiều có sức sống vượt thời gian, bởi đó là sự kết nối và đưa lên đỉnh cao tuyệt... -
Nguyễn Du và những giá trị vượt thời gian
Tưởng nhớ đến đại thi hào Nguyễn Du, chúng ta tưởng nhớ một trong những người Việt Nam vĩ đại nhất của dân tộc. Đó là một con người được sinh ra như sự chung đúc của non sông đất nước, của nền văn hóa sâu sắc và phong phú của chúng ta; đồng thời cũng là một con người góp phần làm... -
Nguyễn Du: Một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn
Sinh thời Nguyễn Du từng tự hỏi không biết ba trăm năm sau có ai người tri kỷ vì mình mà nhỏ nước mắt không. Từ đó đến nay chưa đến ba trăm năm. Nhưng những người có thể gọi là tri kỷ của nhà thơ, những người hiếu rõ những đau xót, căm giận, ước mơ và cả những băn khoăn bế tắc của... -
Ảnh hưởng của Điền Nhạc hầu Nguyễn Điều Đối với Đại thi hào Nguyễn Du
Tại làng Xuân Trì, tổng Yên Ấp xưa, nay là xóm Quán, xã Sơn An, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh là nơi còn lưu giữ Di tích lịch sử văn hóa nhà thờ Điền nhạc hầu Nguyễn Điều – Người đã có ảnh hưởng lớn đến nhân cách đối với Đại thi hào Nguyễn Du.